Áo dài ngũ thân là một sắc phục truyền thống của người Việt, có từ thời nhà Nguyễn. Nó không chỉ là một trang phục truyền thống mà trong chiếc áo dài còn ấn ý nhiều ý nghĩa nhân văn và giá trị văn hoá. Tuy nhiên, chiếc áo dài ngũ đang dần bị mờ nhạt trong đời sống chính vì vậy mà nhiều bạn trẻ thường nhầm lẫn chiếc áo dài ngũ thân và áo dài hiện đại. Do đó, sau đây aodainini.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như chiêm ngưỡng kỹ hơn về trang phục này ngay ở bài viết: Áo dài ngũ thân là gì? ý nghĩa của trang phục này.

Áo dài ngũ thân là gì?

Sở dĩ áo dài ngũ thân có tên gọi như vậy là vì loại trang phục này được ghép bởi 5 thân (5 vạt) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất. Áo dài ngũ thân là tiền thân của áo dài ngày nay, được định hình từ thời chúa Nguyễn Khúc Khoát. Vào thời nhà Nguyễn, áo dài ngũ thân có 2 loại:

  • Áo Tấc: hay còn gọi là áo ngũ thân tay phụng, áo lễ, áo thụng được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ qua khỏi đầu gối. Áo này dành cho cả nam và nữ với cổ đứng cài cúc bên phải, tà áo chắp từ năm mảnh vải.
  • Áo tay chẽn: loại này thân áo cũng tương tự như áo tấc nhưng phần đoạn vải được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp. Còn hai thân trước của áo thì dài qua khỏi đầu gối tầm 5-7cm, trên mắt cá một tí.

Áo dài ngũ thân nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác vài đặc điểm, như: cổ áo nữ thấp hơn nam, ống tay áo nữ hẹp hơn ống tay áo nam, vạt áo nam dài hơn áo nữ. Áo nam và nữ đều có 5 cúc, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước rồi xuống eo. Ống tay được may nhỏ gọn hơn ống tay của áo tấc, áo giao lĩnh nên còn gọi loại áo này là áo ngũ thân tay chẽn.

Áo dài ngũ thân được may hai lớp, gồm lớp bên ngoài và lớp lót bên trong, thoải mái, tiện lợi, gọn gàng, kín đáo khi mặc. Kiểu dáng, kết cấu áo có công năng sử dụng cao, tạo cho người đàn ông có phong thái đĩnh đạc, oai phong. Với áo nữ có thể tôn dáng, che khuyết điểm cơ thể. Tuy vậy, may áo dài ngũ thân rất kỳ công, giá thành lại cao hơn so với áo dài thông thường.

Ý nghĩa áo dài ngũ thân

Loại trang phục này có tên như vậy không đơn thuần bởi cấu tạo mà còn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tương truyền rằng thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, mà áo dài ngũ thân còn có ý nghĩa về giá trị. Cách may, mặc áo dài ngũ thân, nhất là với áo dài nam thể hiện rõ các đặc tính: Khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc, thẩm mỹ tinh tế. Sự tinh tế còn thể hiện trên kỹ thuật may, như ghép hoa văn chỗ sống áo thật khớp, đường kim thẳng, nhỏ, đều, có chỗ được giấu kín không thấy đường chỉ khâu. Đường tà lượn, chân vạt áo có đường cong hình cánh cung rất sống động.

Về góc độ mỹ thuật, các đặc điểm tạo hình tà, cổ, khuy, tay áo đều được tính toán rất kỹ lưỡng vừa phù hợp với công năng sử dụng vừa có thẩm mỹ. Trong các công đoạn may áo dài ngũ thân, công đoạn định hình của tà áo là công đoạn phức tạp nhất, bởi khi chiếc áo hoàn thiện, những vấn đề đẹp, xấu, cơ bản đều do công đoạn này mà ra.

Đặc biệt, bộ áo dài ngũ truyền thống của nam còn có một chiếc khăn quấn (khăn đóng) hình chữ Nhân hoặc chữ Nhất màu đen được quấn rối tạo nếp phía trước, phía sau quấn chặt giữ búi tóc. Cách vấn khăn này còn tượng trưng cho tấm lòng nhân nghĩa, trung hiếu phải luôn đặt trên hàng đầu.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm lịch sự và cải tiến trong thời trang hiện nay, áo dài ngũ thân đang dần mờ nhạt và ít thịnh hành. Hiện nay nó chỉ thường xuất hiện ở Huế, bởi vẫn còn một số nghệ nhân, thợ may biết cách may áo dài ngũ thân. Cũng nhờ điều này mà áo dài ngũ thân vẫn được nhen nhóm sự quan tâm, yêu thích của người yêu văn hoá và có tinh thần giữ nét đẹp truyền thống của người Việt.

100+ mẫu áo dài ngũ thân cho cả nam và nữ hiện nay

Áo dài ngũ thân từng là trang phục truyền thống phổ biến của nam, nữ Việt Nam. Tuy nhiên, theo biến động lịch sự ngày nay chiếc áo dài ngũ thân đang mờ nhạt dần. Cũng chính vì vậy, việc tìm kiếm được mẫu áo ngũ thân cho nam và nữ đẹp hiện nay thực sự không phải điều dễ dàng gì. Và dưới đây là những mẫu áo dài ngũ thân cho cả nam và nữ các bạn có thể tham khảo để lựa chọn mẫu ưng ý cho sự kiện của mình.

Là mẫu áo tấc tiên nữ khá được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp thướt tha, dịu dàng bay bổng của chiếc áo dài mang lại. Với sự kết hợp của thước màu hiện đại cũng với cấu tạo truyền thống, chiếc áo ngũ thân tiên nữ màu xanh này mang đến vẻ đẹp duyên dáng, mộng mị.

Đối với nam giới thì áo ngũ thân không còn được thịnh hành, vì bởi sự cách tân của tuổi trẻ, chính vì vậy việc tìm kiếm chiếc áo dài đúng chất truyền thống nam thực sự rất khó. Nhưng nếu bạn là người yêu nét đẹp truyền thống cũng như muốn diện bộ áo dài ngũ thân cho ngày hội, lễ, hát chèo, quan họ thì đây sẽ là mẫu áo ngũ thân dành cho nam đẹp nhất.

Nếu bạn đặt chân đến xứ Huế mộng mơ và bắt gặp những cô gái mặc áo dài thì không có gì lạ lẫm. Chiếc áo dài trên đất Huế rất được chú trọng và trở thành trang phục chính của người dân ở đây. Vào những dịp lễ, hội, tết thì các mẫu áo dài ngũ thân nữ cũng được nhiều người lựa chọn.

Điều đặc biệt của áo dài ngũ thân đó chính là có phần thân áo, tay áo khá rộng, nhìn trông rộng thùng thình, cũng chính điều này gây ra nhược điểm cho chiếc áo. Nhưng nếu bạn muốn có album ảnh thì áo dài ngũ thân này chắc hẳn sẽ giúp làm nên bức ảnh vô cùng xuất sắc.

Mẫu này thì có màu sắc tương đối đậm, nó thường thích hợp cho những bậc thầy mặc trong các dịp lễ hội hay các công chức sở hội họp trong các ngày, kỳ lễ quan trọng.

Đây là mẫu áo dài ngũ thân dành cho nam đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Từ màu sắc đến thiết kế, luôn toát lên vẻ thanh lịch, chững chạc cho người đàn ông.

Mỗi chiếc áo dài ngũ thân đều mang trong mình một nét đẹp riêng, đặc biệt là những mẫu áo ngũ thân tiên nữ luôn được ưa chuộng cho các chị em. Bởi nó mang đến vẻ đẹp khá mộng mị, thơ mộng.

Nếu như ở áo dài cách tân hai thân, tà áo có thể dài quá gối hoặc gần chấm gót, thì tà của áo dài ngũ thân chỉ dài chạm gối hoặc hơi quá gối.

Ngày nay, áo dài ngũ thân được đề xuất là trang phục đi làm dành cho nam công chức sở văn hoá và thể thao. Đây cũng là một đề xuất cũng được nhiều người hưởng ứng nhằm có thể giúp cho chiếc áo dài ngũ thân lại một lần được khơi dậy. Với nội dung bài viết trên, hi vọng sẽ giúp cho bạn trẻ hiểu rõ hơn áo dài ngũ thân là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của nó để mang nét đẹp văn hoá Việt Nam mình luôn được vang dội và nhớ mãi.