Việc tìm hiểu về các nghi lễ, thủ tục, trang phục,… của đám cưới truyền thống Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho các cô dâu chú rể và hai bên gia đình nắm rõ được những việc cần phải làm để tránh cập rập, sự cố không may có thể xảy ra. Nếu bạn quan tâm về vấn đề này thì hãy cùng Áo dài Nini tham khảo ngay bài viết ngày hôm nay nhé.
Các nghi lễ và thủ tục đám cưới truyền thống Việt Nam
Hiện nay các nghi lễ và thủ tục đám cưới tại Việt Nam đã được giản lược đi rất nhiều các bước không cần thiết. Tuy nhiên những tinh túy nhất của đám cưới truyền thống thì vẫn được giữ lại như một nét văn hóa và sự nhớ ơn của mọi người đối với ông cha ta ngày xưa.
Để giúp bạn có thể nắm rõ được các nghi thức và thủ tục trong lễ cưới truyền thống của người Việt, ngay sau đây Nini store sẽ đi tìm hiểu chi tiết từng nghi lễ để mọi người cùng tham khảo nhé.
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ chạm ngõ, lễ giáp lời, đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cưới truyền thống của người Việt. Nghi lễ này được diễn ra nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình nhà trai và nhà gái.
Nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, được tìm hiểu nhau một cách kĩ càng hơn trước khi quyết định tiến đến hôn nhân. Trong buổi lẽ này thì không cần phải có người mai mối và lễ vật rườm rà. Lễ vật trong ngày dạm ngõ bao gồm: chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo. Các lễ vật có số lượng chẵn để nhà gái kính cáo Gia tiên.
Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Thành phần tham dự buổi lễ: Thường sẽ là những người trong nội bộ gia đình 2 họ như: cô dâu, chú rể, bố mẹ, anh chị em ruột của cô dâu chú rể.
Quá trình diễn ra buổi lễ: Nhà gái sẽ đón tiếp nhà trai, chuẩn bị nước trà, bánh kẹp, trái cây, thuốc,… để mời khách. Sau khi nhà trai giao lễ thì nhà gái sẽ mang lễ vật lên bàn thờ gia tiên thắp hương. Hai bên gia đình sẽ nói chuyện với nhau, chọn ngày và bàn bạc các thủ tục khác cho lễ đám hỏi và lễ cưới. Sau lễ dạm ngõ thì người con gái xem như là đã có nơi có chốn, bước đầu tiến đến hôn nhân.
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi được tổ chức sau lễ dạm ngõ, đây là thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Nghi lễ này vô cùng quan trọng vì nó đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân của cô dâu chú rể.
Lễ vật của lễ ăn hỏi bao gồm: cau tươi, cốm, trà, rượu, bánh phu thê, phong bì, trái cây, heo quay,… Những lễ vật này nhằm thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.
Số lượng lễ vật có thể là lẻ hoặc chẵn tùy theo tập quán của từng gia đình, từng vùng miền. Đa phần thì mọi người có thói quen lựa chọn mâm quả với số lượng chẵn với ý nghĩa có đôi có cặp. Tráp ăn hỏi là số lẻ gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp.
Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi
Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít và trầu cau mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Nhà gái cũng giữ lại 2 phần và đưa trả lại nhà trai 1 phần.
Đồ lễ nhà gái giữ lại được dùng để mời cưới. Đặc biệt trong lễ ăn hỏi, nhà trai cũng sẽ chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền hay còn được gọi là lễ đen. Một phong bì sẽ dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại sẽ để lại thắp hương trên bàn thờ cô dâu. Số tiền này sẽ được bỏ theo ý kiến của nhà gái.
Cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách có mặt trong buổi lễ. Hai bên gia đình sẽ trò chuyện và bàn bạc cho ngày cưới sắp tới của cô dâu chú rể.
Cuối cùng nếu nhà trai ở xa thì nhà gái có thể làm mâm cơm để tiếp đãi nhà trai.
Lễ thành hôn
Lễ thành hôn của cô dâu chú rể có thể được tổ chức tại nhà, nhà hàng hoặc khách sạn tùy theo sở thích và điều kiện của gia đình. Vào ngày này, hai bên gia đình sẽ mời bạn bè, đồng nghiệp, người thân quen,… tới chúc mừng gia đình hai bên và cô dâu chú rể. Tiệc cưới thường là tiệc mặn.
Một số gia đình theo quan niệm xưa, tùy theo tuổi tác của cô dâu mà tổ chức đón dâu 2 lần. Vào ngày ăn hỏi có thêm thủ tục xin dâu, cô dâu sẽ theo nhà trai về nhà và ở lại. Tới sáng hôm sau thì tự ra về, không để ai biết và không ai nói gì. Như vậy coi như cô dâu đã một lần xuất giá.
Nhà trai và nhà gái sẽ lên kế hoạch giờ giấc xuất phát và lộ trình lễ xin dâu cẩn thận. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu trước đại diện nhà gái trong Lễ Vu Quy để xin phép chú rể vào xin hoa cho cô dâu.
Bố mẹ hai bên và cô dâu chú rể sẽ tiến hành làm lễ gia tiên rồi xuống chào hai họ. Rót nước mời mọi người và tiến hành chụp ảnh lưu niệm.
Trình tự diễn ra Lễ thành hôn
Vào ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai để đến nhà gái và mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc váy cưới, chú rể mặc vest.
Trình tự diễn ra Lễ Thành Hôn tại nhà
Tại nhà gái (Lễ Vu Quy): Nhà trai sẽ đến nhà gái để đón dâu, hai bên gia đình sẽ giới thiệu thành phần tham dự. Nhà trai tiến hành trao trầu cau xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Cô dâu và chú rể sẽ làm lễ gia tiên tại nhà gái. Nhà trai sẽ xin phép nhà gái được đưa cô dâu mới về nhà chống. Đại diện bên nhà gái sẽ phát biểu ý kiến đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.
Tại nhà trai (Lễ Thành Hôn): Khi cô dâu về nhà chồng thì cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thắp hương lên bàn thờ gia tiên của nhà trai. Nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu tới quan viên hai họ. Chú rể sẽ dần cô dâu ra mắt mẹ chồng, chào hai họ, trao quà và vào tiệc mặn hoặc ngọt mà gia đình đã chuẩn bị.
Trình tự diễn ra Lễ Thành Hôn tại khách sạn, nhà hàng
Hai bên gia đình neen đến khách sạn, nhà hàng tổ chức đám cưới trước khoảng 30 phút trước giờ mới khách ghi trên thiệp cưới. Cô dâu ngồi trong phòng chờ, chỉnh lại trang phục, lớp trang điểm trong khi hai họ đi kiểm tra cỗ. Bố mẹ và cô dâu, chú rể sẽ đứng theo hàng dọc để tiếp đón và bắt tay các vị quan khách đến tham dự tiệc cưới. Thông thường thì mọi người sẽ đứng đón khách khoảng 30 phút thì vào nghi lễ chính thức.
Bữa tiệc sẽ được MC dẫn dắt và đảm nhận khuấy động không gian của buổi tiệc cưới. Đại diện gia đình cùng cô dâu chú rể sẽ đi nâng ly với từng bàn tiệc. Cuối cùng, khi buổi tiệc kết thúc thì bố mẹ hai bên và cô dâu, chú rể sẽ đứng cảm ơn và tạm biệt khách tại cửa ra vào.
Lễ lại mặt
Lễ lại mặt được diễn ra sau buổi Lễ thành hôn. Đôi vợ chống mới cưới sẽ về lại mặt nhà gái, tuy nhiên thời gian này còn tùy thuộc vào điều kiện công việc của cô dâu chú rể và khoảng cách địa lý của hai gia đình. Thường thì cô dâu chú rể sẽ về nhà ngoại để tiến hành nghi lễ này vào buổi sáng. Nhà trai sẽ chuẩn bị đồ lễ như gạo nếp, gà trống hoặc bánh kẹp, rượu thuốc. Cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng với bố mẹ vợ.
Đây là một lễ quan trọng trong đám cưới của cô dâu chú rể, nó như một lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu. Không chỉ phải quan tâm, chăm sóc gia đình nhà chồng mà cũng phải quan tâm tới gia đình nhà vợ. Từ đây tạo sự gắn bó, thân thiết giữa chú rể với nhà gái và cô dâu với gia đình nhà trai.
Trang phục cưới truyền thống của người Việt
Trang phục cho cô dâu chú rể
Trang phục cưới truyền thống cho cô dâu chú rể chính là áo dài. Vào nghi lễ đám hỏi, lễ cưới thì cô dâu và chú rể sẽ mặc áo dài truyền thống để ra mắt họ hàng hai bên và gia tiên. Thường thì áo dài cô dâu sẽ có kiểu dáng truyền thống còn áo dài chú rể sẽ có kiểu dáng cách tân.
Cô dâu chú rể có thể lựa chọn cặp áo dài cưới, áo dài đám hỏi. Cặp áo dài này sẽ có kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và họa tiết tương tự nhau. Tạo nên sự hài hòa, đồng bộ của cô dâu và chú rể, giúp cô dâu chú rể trông đẹp đôi hơn.
Thường thì các cô dâu chú rể sẽ ưu tiên lựa chọn các mẫu áo dài với tone màu như: màu đỏ, màu trắng, màu vàng, màu hồng, màu xanh,… Mỗi màu sắc có một ý nghĩa riêng, tùy theo vóc dáng, làn da và sở thích mà cô dâu chú rể có thể lựa chọn được cho mình màu sắc áo dài cưới phù hợp nhất.
Họa tiết, kiểu dáng áo dài đám hỏi thường sẽ ít cầu kì hơn so với áo dài đám cưới. Những chiếc áo dài cưới truyền thống nhưng vẫn mang nét đẹp hiện đại, phong cách sẽ giúp cô dâu chú rể thêm phần cá tính, trẻ trung hơn.
Còn khi cô dâu chú rể bước vào nghi lễ tiếp đón khách mời và tham gia tiệc cưới thì cô dâu sẽ mặc váy cưới và chú rể mặc vest. Chiếc váy cưới cô dâu có thể có kiểu dáng xòe rộng, đuôi cá, váy ôm,… Thường thì các cô dâu sẽ chọn mặc váy cưới màu trắng tinh khôi, tươi trẻ và không kém phần sang trọng. Còn chú rể trong bộ vest cưới sẽ rất thanh lịch và cuốn hút đấy.
Trang phục cho đội hình bưng quả
Trang phục dành cho đội hình bưng quả thường là áo dài truyền thống, áo dài cách tân hoặc phụ dâu mặc váy và phụ rễ mặc áo sơ mi trắng, quần tây kết hợp với phụ kiện cà vạt hoặc nơ kết ở cổ. Tuy nhiên đa phần thì cô dâu chú rể đều ưu tiên lựa chọn trang phục áo dài cho đội hình bưng quả.
Áo dài bưng quả thường có họa tiết đơn giản, nhiều mẫu áo dài trơn truyền thống cũng được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Màu sắc áo dài cho đội hình bưng quả thường có tone màu nhẹ nhàng, không quá nổi bật, rực rỡ và phụ thuộc vào tone màu áo dài cưới của cô dâu chú rể.
Với chiếc áo dài bưng quả, đội hình phụ dâu phụ rể trông sẽ rất duyên dáng và đồng đều. Vừa có thể tạo nên màu sắc tươi vui cho không khí buổi tiệc lại vừa tạo điểm nhấn để giúp cô dâu chú rể trông nổi bật hơn.
Trang phục cho bố mẹ cô dâu chú rể
Không chỉ có trang phục cưới cho cô dâu chú rể, đội hình bưng quả được quan tâm mà trang phục cho bố mẹ cô dâu chú rể cũng nên được chú ý. Thường thì mẹ cô dâu, mẹ chú rể sẽ mặc áo dài truyền thống còn bố chú rể thì sẽ mặc vest phối phụ kiện cà vạt.
Áo dài cho mẹ cô dâu chú rể thường có thiết kế khá kín đáo, trang nhã và không kém phần sang trọng. Họa tiết không quá cầu kì, màu sắc không sặc sỡ nhưng vẫn có thể làm toát lên nét đẹp mặn mà của tuổi trung niên. Vì phụ nữ trung niên có khá nhiều khuyết điểm cơ thể cho nên khi chọn áo dài cho mẹ cô dâu chú rể thì bạn cũng nên lưu ý.
Thuê mua trang phục cưới đẹp, giá rẻ tại tpHCM
Hiện nay Áo dài Nini là một địa chỉ chuyên cung cấp các trang phục cưới uy tín, đẹp như: áo dài cưới cô dâu chú rể, váy cưới cô dâu, vest cưới chú rể, áo dài bưng quả truyền thống, áo dài bưng quả cách tân, áo dài cho mẹ cô dâu chú rể, vest cho bố cô dâu chú rể,… Và rất nhiều phụ kiện đám cưới khác như mấn đội đầu, nơ đính cổ, cà vạt,…
Các sản phẩm trang phục cưới tại Áo dài Nini đều được thiết kế và đo may tỉ mỉ. Trước khi đưa đến tay người tiêu dùng thì trang phục sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Các mẫu áo dài cưới có thiết kế từ đơn giản cho đến cầu kì, màu sắc tươi tắn, hài hòa và vô cùng tinh tế sẽ mang đến cho người mặc sự sang trọng, thanh lịch.
Trang phục áo dài cưới đa dạng với nhiều phong cách khác nhau từ nhẹ nhàng cho đến cá tính, từ kín đáo cho đến quyến rũ. Điều này sẽ khiến khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trang phục phù hợp nhất cho mình. Mức giá thuê mua áo dài tại Áo dài Nini vô cùng hợp lý, phù hợp với mọi điều kiện kinh tế khác nhau.
Ngoài ra, khi thuê mua trang phục cưới tại Áo dài Nini thì bạn còn có thể nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi lớn. Được bốc thăm trúng thưởng, nhận hashtag cầm tay chụp ảnh cưới miễn phí,… Thời gian giao hàng nhanh chóng với mức phí ship rẻ chắc chắn sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Bạn có thể gọi ngay đến hotline để được nhân viên của Nini store tư vấn kĩ hơn về sản phẩm và dịch vụ tại đây nhé.
Bài viết đã đi tìm hiểu cụ thể về đám cưới truyền thống Việt Nam từ nghi lễ, thủ tục, trang phục cưới,… Hi vọng thông qua bài viết này, các cô dâu chú rể sắp cưới sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị đám cưới cho mình thật chu đáo, vẹn toàn nhất nhé!